CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ “CÁC MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP”…

Đức Thánh Cha đề cập đến “các môi trường phù hợp” cho công việc Mục Vụ Giới Trẻ…

+ Ngài yêu cầu “các tổ chức, đoàn thể của chúng ta cần phát triển và củng cố cho thật tốt hơn nữa khả năng đón tiếp thân tình , vì nhiều bạn trẻ cảm thấy bị bỏ rơi”…Ngài dùng hai chữ “mồ côi” để diễn tả tình trạng “bị bỏ rơi” ấy thấy được nơi mọi tầng lớp con người trong xã hội …Và Ngài kêu gọi các cộng đoàn Giáo Xứ cũng như trường học “nên tạo những cơ hội để mỗi người cảm nghiệm được tình yêu vị tha và triển nở, được khẳng định và trưởng thành”…Ngài chia sẻ cảm nhận của những người trẻ hôm nay thấy rằng mình “là con cái kế thừa những ước mơ thất bại từ cha mẹ và ông bà, những ước mơ bị thiêu rụi bởi sự bất công, bạo lực xã hội. ích kỷ ”…Đây là cái nhìn người viết cho rằng rất hôm nay trong xã hội Việt Nam này…khi mà không ít những người trẻ – con cháu của những thế hệ cha ông trong các cơ chế chính trị – bị phân biệt đối xử…để rồi không biết bao nhiêu là những ước mơ vuột khỏi tay họ…Giáo Hội – đặc biệt Giáo Hội Địa Phương – phải là những bàn tay nâng đỡ cho tất cả những thành phần trẻ thiệt thòi…Đức Thánh Cha có những hình ảnh rất sống động để diễn tả : nào là “một thế giới tan hoang”, nào là “một sa mạc trống rỗng ý nghĩa”, “sự đứt đoạn, trốc rễ, và sụp đổ những điểm tựa nền tảng”…cộng với một “nền văn hóa truyền thông ngày nay”…”tạo ra một cảm giác “mồ côi” sâu sắc”…Và Đức Thánh Cha khẳng định : Để “đáp lại điều đó, chúng ta – dĩ nhiên là Giáo Hội và Giáo Hội Địa Phương – phải tạo ra một môi trường hấp dẫn và đầy tình huynh đệ, nơi đó người trẻ có thể sống có định hướng” [ 216]…Người viết xin phép có cái ngoặc cho vấn đề này ở đây và giữa thời gian Đại Dịch này: Khá nhiều những vị mục tử rất bận tâm đến giáo dân của mình…và tìm mọi cách để bà con vừa được nuôi dưỡng bằng Mình Máu Thánh Chúa, vừa có những chia sẻ dễ thương như bó rau, túi gạo…cùng với lời chào thân thương khi loanh quanh qua các con ngõ trong Giáo Xứ mình… mà vẫn tuân thủ kỹ lưỡng giãn cách xã hôi…rất đáng trân trọng…Và cũng không ít những cánh cửa Nhà Xứ im ỉm suốt ngày đêm…mà người ta hay ví von “như chùa bà Đanh” !!! Thật ra nếu muốn và thực sự yêu thì thiếu gì cách để bày tỏ…mà vẫn bảo đảm chuyện an toàn…phòng Dịch…

+ Đức Thánh Cha lấy hình ảnh cái “Nhà”…và cho rằng việc dựng “nhà”…thì cũng là xây dựng một “gia đình”…Và xây dựng một gia đình là gì ? Là “học để biết cảm nhận sự liên kết với người khác qua mối quan hệ liên đới vượt trên sự thực dụng hay sự vụcảm nhận được đời sống mình đượm tình người hơn”…Đức Thánh Cha có một kiểu nói rất hay để trình bày ý nghĩa việc “dựng nhà” : “Dựng “nhà”  là để cho sấm ngôn mặc lấy xác phàm và để những ngày giờ đời ta bớt lạnh lẽo, bớt thờ ơ và vô danh”…”Sấm ngôn mặc lấy xác phàm” khi Con Thiên Chúa xuống thế làm người…và cũng chính nhờ sự có mặt của Ngài giữa con người trần gian này mà “đời ta bớt lạnh lẽo, bới thờ ơ và vô danh”…Mái nhà ấy cũng là Giáo Xứ – Giáo Phận – Giáo Hội : mái nhà…mà “như mọi người chúng ta biết rõ là rất cần được chung tay xây dựng” và “không ai được phép thờ ơ hay đứng ngoài cuộc, vì mỗi người là một viên đá cần thiết để xây nên ngôi nhà ấy”…Và Đức Thánh Cha cho rằng chúng ta “phải xin Chúa ban cho chúng ta ơn học biết kiên nhẫn, học biết tha thứ cho lẫn nhau, và bắt đầu lại mỗi ngày”…Ngài cho rằng  cách để “phép lạ” xảy ra nằm ở “ơn biết kiên nhẫn, biết tha thứ cho lẫn nhau và bắt đầu lại từng ngày”, bởi – qua  đó – “chúng ta cảm nhận được sự tái sinh – tất cả được sinh ra một lần nữa –  – qua đấy – chúng ta cảm nhận được bàn tay chăm sóc quan phòng của Thiên Chúa giúp chúng ta có thể mơ ước về một thế giới đầy tình người hơn, và do đó cũng là một thế giới thần thiêng hơn” [ 217]…

+ Đức Thánh Cha xin các tổ chức của chúng ta cần “tạo cho người trẻ không gian riêng của họ, để họ có thể tổ chức thoải mái, họ có thể tự do đến và đi, cảm thấy được đón tiếp và có thể đi lại tự nhiên và tin cậy gặp gỡ những người trẻ khác”… trong những lúc “ gặp đau khổ chán chường, hay khi vui mừng hân hoan”…Thực tế thì – như Đức Thánh Cha đã biết – khá nhiều Giáo Xú ngay ở Việt Nam – cũng đã có những nhà sinh hoạt hay các trung tâm dành cho người trẻ…Và khi xây dựng những công trình như thế, hầu hết các vị có trách nhiệm đều nghĩ rằng đấy là những nơi mà các bạn trẻ “có thể sống kinh nghiệm tình bằng hữu, nam nữ hẹn hò, gặp gỡ nhau, chia sẻ niềm say mê âm nhạc, giải trí, thể thao, cũng như suy niệm cá nhân và cầu nguyện…mà không phải bận tâm nhiều đến chi phí”…Cuối cùng thì Đức Thánh Cha cho rằng “ bằng cách đó, chúng ta mở đường cho việc loan báo sứ điệp Tin Mừng thiết yếu qua sự tiếp xúc cá nhân, là cách mà không một phương pháp mục vụ nào khác có thể thay thế được” [ 218]…Chúng ta đang đọc lại với nhau Tông Huấn “Đức Ki-tô Đang Sống – Christus Vivit” ngay giữa đợt bùng phát dữ dội của Đại Dịch với biến thể Delta…và các nhà chuyên môn cho rằng vẫn còn những biến thể khác nữa của con vi-rút Covid ác nghiệt – nghĩa là thời Đại Dịch chưa biết khi nào ngừng…Do đó những gợi ý trên đây của Đức Thánh Cha là để chúng ta suy nghĩ, chuẩn bị…và khi nào có thể thì bắt tay vào việc…

+ Đức Thánh Cha cho rằng “tình bạn và sự trao đổi […] thường đem đến cơ hội để củng cố các kỹ năng xã hội và tương giao”, “kinh nghiệm nhóm cũng là một thuận lợi rất lớn để chia sẻ đức tin và giúp nhau làm chứng”… “Người trẻ hoàn toàn có khả năng dẫn dắt người trẻ khác và sống một đời tông đồ đích thực giữa những người bạn của mình” [219]…

+ Và – với tất cả những trình bày trên đây – Đức Thánh Cha tin rằng : dù thế nào…thì người trẻ cũng “không tự cô lập” và “ đóng kín mọi liên hệ với các cộng đoàn của Giáo Xứ, những phong trào và những tổ chức tôn giáo khác trong Hội Thánh”, nhưng “họ sẽ hòa nhập tích cực hơn vào những cộng đoàn mở ra cho họ, sống đức tin, và tha thiết tỏa chiếu Đức Ki-tô, vui tươi, tự do, đầy tình huynh đệ và tinh thần dấn thân.” [ 220]…

  

 

Đường đi khó – không khó vì ngăn sống cách núi,

Nhưng khó vì lòng người ngại núi – e sông !!!

Đường đi khó – không khó vì ngăn sống cách núi,

Nhưng khó vì lòng người ngại núi – e sông !!! ( lời của cụ Nguyễn Bá Học)

Anh em ta ơi ! – đừng ngại,đừng ngại – Đường trường còn dài…

Còn nhiều trở ngại – còn nhiều gian nan…

Kiên gan – kiên gan – anh em ta ơi :

Cố tâm vượt qua…  – Bài hát sinh hoạt…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Chia sẻ Bài này:

Related posts